Thờ văn thần, vũ tướng Lịch đại Đế Vương miếu

Phối điện các công thần

Bên cạnh việc thờ Đế Vương, Lịch đại Đế Vương miếu còn thờ tự các vị danh nhân trong lịch sử. Ban đầu, miếu thờ 39 công thần, sau đó tiếp tục được thêm vào điện trong các đợt mở rộng, và cố định từ năm 1721, thời Khang Hi.[118] Có 79 nhân vật được thờ, 40 văn thần ở điện Đông Phối, 39 vũ tướng ở điện Tây Phối, thờ tự theo nguyên tắc các đại thần, công thần nổi danh, có đóng góp lớn trong từng triều đại. Văn thần, vũ tướng là những người nổi danh trong lĩnh vực chính trị và quân sự, tài ba trong việc triều chính hoặc cầm quân đánh trận, đạt được thành tựu đặc biệt trong những việc như: phụ tá sáng lập triều đại; trọng trách bảo vệ biên cương, bảo vệ hoàng triều; tài năng kinh bang tế thế, phụ chính trung thành; hoặc những nỗ lực khác trong suốt sự nghiệp với tinh thần trung quân ái quốc.[119]

Đông Phối điện: Văn thầnTây Phối điện: Vũ tướng
Tam Hoàng
Văn: 02
Vũ: 01
Phong Hậu
Thương Hiệt

Quỳ
Lã Bá DiLực Mục
Cao Dao
LongBá ÍchNgũ Đế
Văn: 02
Vũ: 03
Thương
Văn: 02
Vũ: 01
Y Doãn
Phó Thuyết
Cơ ThíchCơ CaoCơ HổTrọng Sơn PhủTrọng Hôi
Cơ Đán

Lã Vọng
Lữ HầuPhương ThúcDoãn Cát
Phủ
Chu
Văn: 04
Vũ: 05
Tây Hán
Văn: 04
Vũ: 04

Tử Phòng

Tào Tham
Chu BộtNgụy Tướng
Tiêu Hà

Trần Bình
Lưu Chương
Bính Cát
Đông Hán
Văn: 02
Vũ: 02
Đặng VũCảnh Yểm
Khổng Minh
Phùng Dị
Mã Viện

Quan Vũ

Triệu Vân
Tam Quốc
Văn: 01
Vũ: 01
Đường
Văn: 07
Vũ: 06

Phòng Kiều

Lý Tĩnh
Tống Cảnh
Tử Nghi
Hứa ViễnLý Thạnh
Bùi Độ

Đỗ Như Hối

Địch Công
Diêu Sùng
Trương Tuần
Lý Bí
Lục Chí
Bắc Tống
Văn: 05
Vũ: 05

Tào Bân
Lý HàngVương Tằng
Phú Bật

Khoan Phu
Lã Mông Chính
Khấu Chuẩn

Hi Văn

Hàn Kỳ

Quân Thực
Gia Luật Hạt LỗLiêu
Vũ: 01
Nam Tống
Văn: 03
Vũ: 02

Lý Cương
Hàn Thế Trung
Thiên Trường
Hoàn Nhan Tông Hàn
Triệu Đỉnh

Nhạc Phi
Hoàn Nhan Oát LỗOát Li BấtKim
Văn: 01
Vũ: 02
Nguyên
Văn: 02
Vũ: 02

Mộc Hoa Lê
Bất Hốt Mộc
Từ Đạt

Ngộ Xuân

Dương Sĩ Kỳ

Vu Khiêm

Đại Hạ
Bá NhanThoát Thoát
Lưu Bá Ôn

Văn Trung

Dương Vinh

Lý Hiền
Minh
Văn: 05
Vũ: 04

Đối với thời Tam Hoàng Ngũ Đế, miếu thờ tám nhân vật truyền thuyết, có thể kể đến Thương Hiệt, người được cho là thủy tổ của chữ Hán[120] hay Phong Hậu, được cho là người sáng tạo ra xe chỉ nam.[121] Thời kỳ tiếp theo là Nhà Hạ, Thương, Chu, có 12 công thần được thờ như Y Doãn, phụ chính đại thần nhiều triều đại Nhà Thương;[122] Cơ Đán, Khương Tử Nha,[123] hai công thần khai quốc Nhà Chu. Tuy nhiên, điện không thờ công thần nào của Nhà Hạ. Các công thần được thờ cũng theo dạng gắn liền với Hoàng đế đặc biệt, như năm vị Trương Lương,[124] Tiêu Hà,[125] Trần Bình,[126] Tào Tham,[127] Chu Bột,[128] các đại thần khai quốc Nhà Hán của Hán Cao Tổ Lưu Bang; Đặng Vũ,[129] Phùng Dị,[130] Cảnh Yểm[131] trong Vân Đài nhị thập bát tướng, và Mã Viện,[132] các công thần giúp Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú trung hưng Đông Hán; Phòng Huyền Linh,[133] Lý Tĩnh,[134] Đỗ Như Hối,[135] công thần thuộc Lăng Yên các, phò tá Lý Thế Dân lập ra Nhà Đường. Ở thời Đường, nhân vật theo thời kỳ cũng được thờ tự, như Quách Tử Nghi[136]Trương Tuần,[137] hai danh tướng dẹp loạn An Sử; Địch Nhân Kiệt[138]Diêu Sùng,[139] hai đại thần nổi tiếng.

Thời Tống, tính cả Bắc Tống và Nam Tống, có tới 15 công thần được thờ tự, cũng là triều đại có nhiều nhân vật được thờ nhất, có thể kể tới Tào Bân, Tư Mã Quang, Hàn Thế Trung, Nhạc Phi, Phú Bật, Triệu Đỉnh trong Chiêu Huân các đã ra sức đẩy mạnh Bắc Tống, bảo vệ Nam Tống trong thời kỳ Trung Quốc chia thành Nhà Tống, Liêu, Kim, Tây Hạ.[140] Với các triều đại khởi nguồn phương Bắc như Nhà Liêu, Kim và Nguyên, một số công thần được thờ với công lao chinh chiến như Oát Li Bất, diệt Bắc Tống, lập Nhà Kim; Mộc Hoa Lê, tướng lĩnh tài ba của Thành Cát Tư Hãn,[141] Bá Nhan, đại tướng của Hốt Tất Liệt.[142] Tới thời Nhà Minh, triều đại cuối được Nhà Thanh thờ trong miếu, có chín nhân vật, nổi danh như Từ Đạt,[143] Thường Ngộ Xuân[144]Lưu Bá Ôn,[145] khai quốc công thần giúp Chu Nguyên Chương sáng lập triều đại.

Miếu trong miếu

Tượng phổ biến về tượng Quan Vũ trong các điện thờ

Ngoài 79 công thần, danh nhân lịch sử được thờ trong Đông Phối điện và Tây Phối điện, còn có một nhân vật đặc biệt được thờ trong Đế Vương miếu là Quan Vũ. Thay vì thờ bằng thần vị như những nhân vật khác, ông được thờ bằng tượng và cũng là bức tượng duy nhất trong miếu. Tính thêm Quan Vũ, miếu có tất cả 80 công thần.[146]

Miếu Quan Vũ riêng biệt nằm ở viện Tây và chỉ thờ riêng nhân vật này, khác với việc thờ theo nhóm văn thần, vũ tướng của từng triều đại. Quan Vũ đã được thờ tự từ khi Đế Vương miếu xây dựng thời Minh Thế Tông, lúc còn mang tước Vương, hiệu là Hộ Quốc Chân Quân, đóng vai trò là một vị tướng trung thành, dũng cảm từ Tam Quốc.[147] Tới thời Thanh, khi lập thêm danh sách, hai nhân vật Gia Cát Lượng, nhà quân sự Thục Hán và Triệu Vân, vị tướng trong Ngũ hổ tướng của Lưu Bị được thêm vào miếu. Miếu Quan Vũ đóng vai trò vừa là một danh thần trong lịch sử, vừa là hình ảnh trấn giữ tinh thần trong văn hóa, dần dần được nâng cao, thêm các danh hiệu trong các triều đại, phổ biến với tên gọi Quan Thánh Chân Quân, Võ Thánh Đế.[148] Từ đó trở về sau, Quan Vũ trở thành một nhân vật đặc biệt được thờ cúng, đi vào tín ngưỡng ở khắp nơi tại Trung Quốc và một số nước Đông Á.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch đại Đế Vương miếu http://theory.people.com.cn/n/2013/0812/c40531-225... http://news.sina.com.cn/c/2003-01-29/0411891526.sh... http://news.sina.com.cn/o/2005-05-27/20416008678s.... http://tech.sina.com.cn/d/2005-05-30/0834620970.sh... http://wwj.beijing.gov.cn/bjww/362771/362779/dspqg... http://wwj.beijing.gov.cn/bjww/resource/cms/articl... http://wwj.beijing.gov.cn/bjww/resource/cms/articl... http://wwj.beijing.gov.cn/bjww/resource/cms/articl... http://www.npc.gov.cn/wxzl/gongbao/2015-08/10/cont... http://www.gov.cn/guoqing/2014-07/21/content_27211...